CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

26 thg 11, 2010

BẢN NGÃ VÔ BIÊN (kỳ 27)

Bước 25

HÃY TRÁNH TRỞ THÀNH VỊ ĐẠO SƯ

Khi năng lượng của bạn bắt đầu tăng và bạn bắt đầu loại bỏ cặn bã ra khỏi cuộc đời của mình và hướng đến Bản ngã Vô biên, bạn sẽ trở thành một vị thầy. Bạn không thể đứng trên bục và dạy, hay viết sách, nhưng dù sao bạn sẽ dạy. Bạn sẽ dạy bằng tấm gương, bằng năng lượng. Bạn sẽ dạy người khác vì bạn biết Đạo, và bạn biết sự kiên nhẫn và biết nghệ thuật hành động và không hành động. Khi bạn trở thành một vị thầy. Tôi muốn bạn lưu ý rằng bạn dạy vì sự khiêm tốn, với tư cách là một người cao thượng.

Tôi đã ở trong phạm vi hoạt động tiềm tàng của con người trong nhiều năm, và hầu như chắc chắc là tôi đã gặp 75 đến 80 phần trăm tất cả các vị đạo sư nổi tiếng nhất, các nhà văn, những người theo thuyết động cơ, và các nhà tâm lý học vốn hiện đang rối mù vì công việc. Nếu họ đang có các buổi hội thảo, hay họ nổi tiếng về các quyển sách của mình, ở một điểm nào đó chắc là tôi sẽ gặp họ. Một vài người trong số họ là những người xinh đẹp một cách lạ thường. Họ là con người, họ có những nhược điểm của họ, họ sa ngã như con người và đứng dậy, họ có thực. Nhưng một thiểu số trong lãnh vực này hoàn toàn ác nghiệt, tự đắc, lôi cuốn, đạo đức giả, và trong các hoàn cảnh bình thường bạn không cần phải từ bỏ tính độc lập và tính kiên cường của mình – tôi đang nói việc rời bỏ thành phố ở đây. Tại sao?

Họ tăng thêm năng lượng của mình, người ta bị lôi cuốn về phía họ, sau đó họ sử dụng cơ sở năng lượng đó để duy trì bản thân mình. Họ trở thành kẻ bo bo giữa tiền và tự mãn. Hay, họ nghĩ triết học của họ là triết học duy nhất tồn tại. Không có triết học nào cả. Triết học là chung cho mọi người; nó là một phần của kiến thức vĩ đại hơn của chúng ta. Bạn không thể nói: “Đây là triết học của tôi”, một cách đặc biết, hay triết học này thì hay hơn triết học kia. Một số thích hợp hơn – theo nghĩa chúng giải phóng. Các triết lý này có ích cho bạn và tôi hơn những triết lý hạn chế. Nhưng tất cả các triết lý đáp ứng một mục đích nào đó. Sự hạn chế đáp ứng một mục đích to lớn vì nó cho phép chúng ta hiểu sự tự do. Sự điều khiển đáp ứng một mục đích vì nó cho phép chúng ta sau cùng trở nên cao thượng. Bạn không thể có một triết học này mà không có triết học kia.

Đi đây đó và gặp các vị thầy, bạn có thể thấy một vài người trong số họ đúng là đã chấp nhận ý kiến cho rằng họ là Thượng đế như thế nào. Vì vậy họ đứng đó và cố gắng đóng vai Thượng đế cho mọi người. Họ không diễn Ta là Thượng đế một cách im lặng như trong Bước 1 trong đó họ tiếp thu ý kiến và khiêm tốn. Họ đứng trên sân khấu diễn nhiều cảnh nghiêm túc về “Hãy nhìn tôi”, diễn tả tất cả điều đó bằng sự khiêm tốn giả tạo và những cái cười toe toét tồi tệ và những biểu lộ giả dối về sự thanh khiết và tình thương, những ở chiều sâu bên trong, họ đang toan tính những điều thật kinh tởm.

Khi bạn trở thành vị thầy, hãy cẩn thận về năng lượng của mình. Bạn không muốn tăng thêm năng lượng của mình, rồi kết thúc cuộc đời của mình và nhìn lại và thấy bạn điều khiển những người yếu kem hơn như thế nào. Dùng kiến thức của mình để làm hoảng sợ người khác, làm cho họ sợ mà phải cho bạn sức mạnh của họ hay tiền bạc của họ thì không thích hợp. Hãy tránh trở thành một vị đạo sư. Đó là cái mà tất cả điều này phải giải quyết trực tiếp, vì nếu bạn là một người thánh thiện và bạn là một người có năng lượng, điều cuối cùng mà bạn cần là một nhóm người hôn chân bạn. Bạn chắc hẳn thiếu cân bằng kinh khủng và thật sự cố gắng đi ăn trưa để đi kiếm điều đó.

Tôi cảm kích được điều đó trong triết học Ấn độ giáo, họ tôn kính các vị đạo sư. Tôi tôn trọng các phương pháp của Ấn độ giáo. Nhưng đối với một người phương Tây, hãy quên nó. Đó không phải là trò chơi của chúng ta, vừa ngồi ở một nơi ẩn dật vừa hôn lên chân của một nhân vật nào đó. Hãy dạy dựa vào năng lượng lời giáo huấn vĩ đại nhất mà bạn có thể đưa ra là tấm gương về bản thân mình. Chính bạn với tư cách là bạn. Mạnh mẽ và vững chắc. Khi người ta nói, “Thật dễ sợ, thật khủng khiếp, mọi thứ đang tan vỡ”, bạn nói “Không, nó không khủng khiếp, dễ sợ; nó khá đẹp. Sự thay đổi sẽ xuất hiện từ sự tan vỡ này, và từ đó sẽ phát triển nhiều hơn”.

Hãy đứng và từ năng lượng, bằng tấm gương phục vụ con người từ sức lôi cuốn bên trong thầm lặng của bạn, nội lực im lặng của bạn, kiến thức của bạn. Hãy dạy người khác và xây dựng họ, và nồi đừng quên buông họ ra. Hãy nhớ, bạn không thể nâng họ dậy, vì nếu bạn làm thế, đôi chân nhỏ bé của họ sẽ đu đưa trong không khí, hãy xuống phía dưới họ và đỡ họ, đẩy họ lên, và hình dung họ là ai và họ cần gì.

Hãy dạy từ chân lý, hạy dạy từ năng lượng, hãy dạy từ sự khiêm tốn. Đừng bị năng lượng vượt lên trên người khác, tiền bạc, công cuộc kinh doanh các trò giải trí và vẻ đẹp huyền ảo cám dỗ, vì một ngày nào đó bạn sẽ chết đột ngột và bạn sẽ thực sự lúng túng, đứng dưới ánh sáng của Thượng đế, quan sát bạn có sự cả gan không tả xiết tự xưng mình là Thượng đế trên thế gian này. Đừng dùng năng lượng của mình vượt trên người khác để tạo ấn tượng tâm lý và lạm dụng tình dục. Đừng sử dụng sự sợ hãi. Đừng lừa đảo mọi người. Những người đang đi trên đường thường dễ bị làm hại và hay tin người. Hãy tôn trọng điều đó. Nếu bạn nao núng về những quy tắc này, hãy tha thứ cho mình và hứa làm đúng hơn trong tương lai.

Hãy đưa mỗi người tới ngã tư đường kế tiếp, hôn lên hai má họ, và tiễn họ lên đường, chúc họ đi may mắn. Đó là đạo thánh.

Kỳ trước (26) . . . Kỳ tiếp theo (28)

Không có nhận xét nào: