CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

15 thg 6, 2010

BẢN NGÃ VÔ BIÊN (kỳ 2)


Chào bạn,

Như đã hứa, tôi tiếp tục đánh máy và gởi lên đây phần tiếp theo của cuốn sách BẢN NGÃ VÔ BIÊN. Kỳ này, để có một cái nhìn sơ lược và thống nhất về mặt ý nghĩa của khái niệm Bản ngã vô biên, xin mời các bạn đọc "Bước 0" này trước khi chúng ta đi sâu vào 33 bước cụ thể. Chúc bạn có được những giờ phút thú vị!


KHÁI NIỆM VỀ BẢN NGÃ VÔ BIÊN


Trước khi chúng ta đi vào 33 bước thực sự phục hồi nội lực của bạn, chúng ta hãy thảo luận toàn bộ khái niệm.

Như tôi đã trình bày trong chương trước, Đạo Đức Kinh đã tạo nhiều ảnh hưởng cho tôi. Điều tôi thích về Đạo là nó không phải là một tôn giáo – nó là một ý niệm tâm linh và triết học; nó đưa ra những đề nghị hơn là các giáo điều, những quy định, và những phẩm trật.

Về lý thuyết, Đạo Đức Kinh do một người mà người ta thường gọi là Lão Tử viết khoảng năm 500 TCN. Lão Tử có nghĩa là “ông già”, vì vậy không ai biết tác giả của Đạo Đức Kinh là ai. Người ta đã gợi ý là Đạo là một công trình hỗn hợp gồm nhiều tác giả khác nhau. Bất cứ ai biên soạn tác phẩm này phải là một người biên tập khá điềm tĩnh, vì người biên tập phải giữ cho tác phẩm thật ngắn gọn.

Tôi muốn trích dẫn những dòng đầu tiên của Đạo Đức Kinh và sau đó thảo luận những dòng này với bạn. Tôi sẽ sử dụng bản dịch của Arthur Wayle vì, theo quan điểm của tôi, đó là bản dịch chuẩn xác. Đạo Đức Kinh, Tiết 1:

Đạo mà có thể gọi là Đạo thì không phải là Đạo thường
Danh mà có thể gọi tên thì không phải là Danh thường
Không tên là gốc Trời Đất
Có tên là mẹ vạn vật…

Lần đầu tiên khi tôi đọc bản dịch đó, phản ứng của tôi là: Gã này đang nói về cái chết tiệt gì vậy? Tôi hỏi vị thầy tâm linh, đáng kính của tôi. Một hôm tôi nói với ông, “Boogaloo, Thầy tiếp xúc với thứ Đạo này như thế nào?”

Trước tiên, thầy tôi trả lời bằng cách nói “Đừng gọi thầy là Boogaloo”. Sau đó ông tiếp tục giải thích rằng bạn thực sự không thể hiểu Đạo hay Bản ngã Vô biên về mặt trí thức; Nó nằm ngoài tâm trí. Cách duy nhất để hiểu Đạo là qua sự tỉnh thức và cảm xúc được nâng cao.

Ông đã đề nghị là tôi thức dậy lúc 4 giờ - đó là 4 giờ sáng – và im lặng tản bộ một giờ trong rừng. Vì vậy tôi đã bắt đầu sự rèn luyện, đi bộ trong mọi loại thời tiết. Tôi sẽ đi bộ một cách im lặng qua khu rừng trong bóng tối, thực sự tôi cũng không biết mình đang làm cái gì. Mặc dù điều đó có thể nghe như kỳ lạ, tôi đã làm như vậy hàng ngày thật kỷ luật ròng rã trong ba năm trời, rồi tôi thực sự hiểu được tất cả Đạo nói về cái gì. Đúng điều mà Đạo đã nói trong dòng đầu tiên của Đạo Đức Kinh: bạn không thể gọi tên Đạo. Đạo là phi thời gian, bất tử và không thể định nghĩa được. Đạo là bản chất của tất cả mọi vật, Đạo duy trì tất cả sự tiến hóa (cái mà Đạo gọi là vạn vật), và Đạo là cái đẹp cơ bản bắt nguồn từ ân huệ của Thượng đế thấm nhuần tất cả mọi vật.

Như tôi đã nhắc đến một trong những quyển sách trước đây của tôi, thực sự có thể thấy sinh lực đang thấm qua thiên nhiên nếu sực nhận thức của bạn rõ ràng và nếu bạn biết mình đang tìm kiếm điều gì. Hãy chờ đợi cho tới khi mặt trời lặn, và tự đưa mình vào trạng thái thư giãn. Hãy nhìn lên ngọn cây to, và sau khoảng một phút, hãy hướng cái nhìn của mình vào vùng trời bên phải của cái cây. Hãy nhìn khoảng không nơi mà vị trí một giờ sẽ ở trên đồng hồ. Bây giờ, không xê dịch đôi mắt bạn ra khỏi điểm đó trên trời, hãy hướng sự chú ý của bạn trở lại ngọn cây. Đừng dời mắt, chỉ chú ý. Bằng cách làm như vậy, bạn có được tầm nhìn ngoại vi. Bạn sẽ thấy những đường xoáy trôn ốc của năng lượng giống như ngọn lửa khổng lồ đang bốc cháy từ cái cây về mọi hướng.

Như tôi đã nói, bài tập này được thực hiện tốt nhất vào lúc chạng vạng, vì ánh sáng rực rỡ và ánh sáng điện sáng chói – nhất là ánh sáng đèn nê-ông – làm mất tác dụng nhận thực năng lượng bằng thị giác của chúng ta. Nếu bạn không thấy năng lượng của cái cây trong lần cố gắng đầu tiên, hãy bó nó đi và thử lại sau này. Có lẽ vì tầm nhìn ngoại vi của bạn vẫn còn kém phát triển; hay có lẽ bạn không thư giãn đủ, vì vậy các tế bào não của bạn lúc nhìn dao động nhanh quá. Bạn phải ở trong trạng thái tỉnh thức của thiền định để cảm nhận sự vi tế của cuộc sống.

Bạn có thể muốn chờ đợi cho tới khi bạn đang theo một trong những thời kỳ ăn chay mà tôi đã nhắc đến sau này trong bước thứ 26. Ăn chay cũng tăng cường sự nhận thức vi tế. nhưng một khi bạn thấy năng lượng, sinh lực bắt đầu từ một cái cây, dễ hiểu hơn rằng Thiên lực thấm qua tức cả mọi vật. Đó là sức mạnh hợp nhất, lẽ sống cho tất cả mọi vật hiện hữu. Dần dần bạn sẽ hiểu Đạo – Bản ngã Vô biên – có thể làm gì cho bạn. Nhưng để thực sự hiểu nó cũng như bản chất thiên thần của cuộc hành trình của chính bạn, trước tiên bạn phải thoát khỏi nhận thức giới hạn, có phần chật hẹp của bản ngã và thừa nhận sức mạnh tâm linh đích thực của mình. Khi bạn sẵn sàng giải thoát, tách biệt và buông thả, bạn sẽ có được tất cả.

Tôi mất một lúc để đổi hướng – không dính líu đến những người điên dại mà tôi thường lang thang với họ trước kia và chấp nhận một lối sống bình yên hơn nhưng có nhiều lực lượng hơn. Tôi tuân thủ các loại kỷ luật: tôi thực hành các phương pháp dinh dưỡng, ăn chay, phương pháp rèn luyện đi bộ trong rừng, tôi tham dự các cuộc họp với thầy tôi, và tôi đã đọc sách, nghiên cứu và thiền định mỗi ngày. Cuối cùng, sự tìm kiếm của tôi đã có kết quả, tôi có được năng lượng bên trong.

Hai mươi lăm ngàn người bị vị thầy tâm linh của tôi thu hút sự chú ý trong vài năm mà ông đã dạy, và ở mỗi mức độ tiến bộ, những lời giáo huấn và các kỷ luật trở nên càng lúc càng khó hơn. Sau một thời gian khoảng ba năm, hầu như mọi người đã nghỉ ngang; gần kết thúc, chỉ có 72 người còn lại – một trong số đó là những người thành tâm. Cuối cùng, chỉ có ba người chúng tôi còn lại. Hành trình thật gay go!

Những kỷ luật do thầy chúng tôi đặt ra rất khó vì chúng tôi đòi hỏi bạn cực kỳ tự phát. Vì vậy thầy tôi sẽ gọi điện thoại và cho biết: “Có một cuộc họp chiếu thứ tư sau ở phía Nam Tây Ban Nha lúc 7 giờ. Hãy đến đó!” Không có vấn đề: bạn có đủ chi phí đi lại không, có thời gian nghỉ việc không, bạn có sung sướng với ý kiến này không, hay điều đó có thuận tiện cho bạn không? Chỉ có việc “hãy đến đó”! Nếu bạn thậm chí trễ họp một phút, bạn bị loại ra vĩnh viễn. Không có việc nếu, nhưng, hay có thể; chúng ta không được chùn bước hay do dự.

Tôi nhớ một buổi họp được tổ chức ở California, Big Sur. Cuộc họp được yêu cầu lúc 6 giờ sáng. Một số người trong chúng tôi đi máy bay từ London, kể cả hai người bạn Nam Phi của tôi. Chúng tôi tới khách sạn ngày hôm trước và ghi tên lấy phòng. Các bạn của tôi thức dậy sớm sáng hôm sau và quyết định tản bộ một lát trước khi cuộc họp bắt đầu. Họ trở lại phòng họp lúc 6 giờ 3 phút. Họ không được phép vào – mặc dù họ đã ngồi máy bay suốt con đường từ London. Đó là lần cuối cùng tôi thấy họ - trên con đường riêng biệt đó.

Những điều tôi học được từ những kinh nghiệm đó là sự phát triển tâm linh và việc đạt được nhận thức cao hơn thì không nhất thiết phải có đủ thuận lợi. Đó là lý do tại sao đa số mọi người không bao giờ thành công. Họ muốn đạt tới một trình độ cao hơn từ bên trong những sự cân nhắc và ý thức hạn chế của bản ngã, nhưng thường giới hạn đời sống vào những khuôn mẫu nhỏ bé ấm cúng, tự cho là đúng đắn, tạo nên một năng lượng làm chìm đắm bản ngã và như thế tiềm năng của họ chỉ là con sên trong một vũng nước nhỏ.

Bản ngã thích những khuôn mẫu nhỏ bé quen thuộc. Nhưng khi xem xét ý thức vô hạn, điều đầu tiên bạn phải làm là đốt những khuôn mẫu đó đi. Những gì mà Lão tử đang nói đến trong ít dòng đầu tiên của Đạo Đức Kinh – khi nói về Đại ngã, ý thức Đức Kitô, Thiên Lực, Đạo, Phật tính, bất cứ cái gì mà bạn muốn gọi nó – là đạo thấm nhuần tất cả mọi vật, đạo có mặt ở mọi nơi, vì vậy đạo không có thể xác định hay định nghĩa được.

Chỉ có bản ngã hạn hẹp cần xác định, phân biệt, định lượng, và đánh giá mọi vật để tạo nên một phạm vi hay một khuôn khổ cho cuộc sống. Vì vậy, bản ngã có thể cảm thấy an toàn và thoải mái với những gì nhỏ nhoi mà nó biết và hiểu. Nhưng ân huệ của Thượng đế là bất tận, thấm qua sức sống của các loài thực vật, cây cối, động vật, con người, và mọi vật. Nó không có ranh giới hay xác định được.

Bạn có thể xác định vị trí của một cái cây, vì có một khoảng trống xác định xung quanh cái cây, nơi nó không hiện hữu. Đây là cái cây, và có khoảng trống xung quanh nó nơi nó không hiện hữu. Nhưng Thiện lực là vô sở bất tại, có nghĩa là sức mạnh đó hiện diện khắp nơi. Sức mạnh đó không thể được xác định. Nó “vô danh” mà từ đó tất cả mọi vật luân chuyển. Nếu Thiên lực là vô sở bất tại, sức mạnh đó ắt hẳn cũng là Thượng đế, vì Thượng đế hiện diện khắp nơi. Thiên lực và Thượng đế phải là một và như nhau.

Bạn có thể hiểu nó. Có một quy luật trong vật lý cho rằng không có hai vật thể nào có thể chiếm cùng một không gian. Vì vậy, nếu Thiên lực hiện diện khắp nơi, và Thượng đế (Ông ấy, Bà ấy, Vật đó) hiện diện khắp nơi, thì Thượng đế phải là Thiên lực và Thiên lực phải là Thượng đế-vì bạn không thể có một chút Thượng đế nào tồn tại trong cùng một nơi như một phần tử của Thiên lực. Hoặc bản phải có một chút Thiên lực và chút ít Thượng đế bên cạnh, và sau đó cả hai đều không vô sở bất tại, hoặc cả hai sẽ phải được chồng lên nhau, điều đó không thể nào xảy ra. Vì vậy Thiên lực và Thượng đế là một và như nhau.

Hành động xác định đời sống hạn chế nhận thức của bạn về điều đó. Trong Đạo, không có gì được xem là cao hay thấp, ngắn hay dài. Người ta có thể nói, một cuộc hành trình dài vì bạn phải mất bốn tiếng đồng hồ để lái xe từ A tới B, nhưng nó không dài khi so sánh với việc đưa một vệ tinh lên sao Hỏa. Và điều đó không dài so với khoảng cách từ trái đất tới ngân hà của chòm sao tiên nữ.

Bỏ đi những sự xác định về cao, thấp, tốt, và xấu là bước đầu tiên tiến tới việc thấu hiểu bản chất không thể xác định của Bản ngã Vô biên. Điều này có thể làm nản lòng bản ngã một chút vì bản ngã thích ý niệm về thể xác của tôi, một người quanh tôi, nhà của tôi, ô tô của tôi; tôi hiện hữu ở đây, và tôi không vô sở bất tại khác. Dĩ nhiên, điều đó thì đúng theo đúng nghĩa vật lý, nhưng trong lĩnh vực ý thức, năng lượng của bạn lớn hơn các khái niệm về thể xác của bạn, cuộc đời bạn, ô tô của bạn.

Khi bạn mở rộng tâm hồn mình và vượt qua sự phản kháng của mình để buông thả, bạn có thể hiểu chính mình là một hữu thể vô sở bất tại, vĩnh cửu-một hữu thể ở trong một tình trạng đa chiều, phi thời gian và bất diệt. Có nghĩa là bạn đã hiện hữu trước khi bạn đến cảnh giới thế gian, bạn đang hiện hữu dưới dạng vật chất, và bạn vẫn sẽ hiện hữu sau khi bạn rời bỏ thế gian – hồn bạn rời khỏi thể xác ở thế gian.
Ý niệm về Đại ngã thì tốt đẹp nhưng bản ngã và nhân cách thì khó hiểu thấu. Nếu tôi nói với bạn, “Hãy nghĩ về vô biên”, bạn có thể cố gắng tưởng tượng một cái gì đó tiếp diễn mãi mãi. Nhưng nếu tôi hỏi bạn có cảm nghĩ tính vô biên giống như cái gì, có lẽ bạn sẽ không có một cảm giác chính xác mà bạn có thể đồng nhất hóa. Bạn có thể nói, “Ồ, vâng, Stu, tôi nghĩ là tôi biết tính vô biên giống như cái gì”. Nhưng điều bạn biết chỉ là nấc thang đầu tiên.

Trước tiên bạn làm cho nhân cách-bản ngã tin ý niệm là một nguyên tắc trí tuệ. Sau đó qua kỷ luật, sự thiền định, tự mở lòng mình ra, vượt qua nỗi sợ hãi – rồi tiến đến một sự hiểu biết trắc ẩn hơn về hành tinh này – cuối cùng bạn hiểu Bản ngã Vô biên qua cảm giác. Sau đó bạn sẽ có thể nói – “Vâng, tôi cảm thấy vĩnh cửu, bất diệt và vô biên. Tôi cảm thấy tôi vô sở bất tại và không có mặt nơi nào cả. Tôi cư ngụ ở thế giới tâm linh”.

Kế tiếp, điều quan trọng để hiểu rất sớm là phát triển tâm linh không nhất thiết tiện lợi hay thoải mái. Điều này không chỉ vì bạn phải loại bỏ rất nhiều niềm tin và những sự xác định của mình – những điều mà bạn cho là bất khả xâm phạm – nhưng cũng vì bạn không thể đạt đến Đại ngã mà không trở lại qua thực tại siêu hình và tâm lý về việc bạn là ai và các ký ức về việc bạn đã làm gì trong cuộc đời này.
Tự nhìn mình có thể không thoải mái. Khó mà biết cách kiểm soát bản ngã và rèn luyện tâm trí mà không có sự phản ứng của nó. Tuy nhiên, việc này là phần trọng yếu của cuộc hành trình, và bạn phải tăng thêm năng lượng của bạn dần dần trong một thời gian. Tôi không gợi ý hay nhấn mạnh ý tưởng cho rằng một điều gì đó hay một ai đó một ngày nào đó sẽ bất ngờ đến thăm bạn và nâng bạn lên – một vị chân sư vĩ đại, Jesus, hay một thiên thần nào đó – họ sẽ đặt tay lên trán bạn, và đột nhiên bạn sẽ được nâng lên tới một cảnh giới cao hơn. Tôi xin lỗi nếu điều đó mâu thuẫn với niềm tin của bạn những năng lượng tìm kiếm trình độ của chính nó. Dù một điều gì đó hay một ai đó truyền cảm hứng cho bạn hay chỉ dạy bạn, cuối cùng cách duy nhất mà bạn sẽ duy trì một năng lượng cao hơn là tạo ra nó cho chính mình.

Trong các quy luật của vật lý, một hạt nguyên tử có thể mượn năng lượng trong một phần nghìn giây, di chuyển tới một quỹ đạo nhanh hơn xung quanh một hạt nhân. Tuy nhiên, hạt không thể giữ năng lượng được vay mượn đó một cách vô hạn. Vì vậy bất kể năng lượng được vay mượn trong giây này phải được trả trong giây lát sau đó, và hạt trở lại (sự phân rã) cho nơi mà nó cảm thấy tiện lợi, ở mức độ năng lượng mà nó có trước đây.

Sự phát triển tâm linh cũng theo các quy tắc giống như vậy. Bạn có thể được truyền cảm hứng bởi một bài thánh ca, bởi một bài thuyết giáo tuyệt vời, những lời lẽ từ một quyển sách; nhưng bạn chỉ có mượn nguồn cảm hứng đó. Cuối cùng, bạn phải tăng thêm năng lượng cho mình qua sự rèn luyện điều đó có nghĩa là bạn phải tác động đến chính mình. Đi theo Đại ngã là một tiến trình liên tục, bộc lộ ý chí trong bạn mãi mãi. Đó là cách duy nhất mà bạn có thể tự duy trì một cách vô hạn ở mức độ cao hơn.

Kỳ 1: BẢN NGÃ VÔ BIÊN ............ Kỳ 3: TA LÀ THƯỢNG ĐẾ
PVM

Không có nhận xét nào: